Ai cũng mong muốn mình có một hàm răng đều đẹp, trắng sáng, nụ cười tươi rạng rỡ, do đó nhu cầu làm đẹp về sức khỏe răng miệng như niềng răng chỉnh nha ngày càng tăng. Niềng răng mắc cài kim loại ở đâu tốt nhất tại TP. HCM, địa điểm nào là uy tín để bạn tin tưởng thực hiện niềng răng trở thành mối quan tâm của rất nhiều người.
Niềng răng hô có đau lắm không?
Đeo niềng răng có đau không là câu hỏi của rất nhiều người có ý định niềng răng thẩm mỹ hoặc không may có hàm răng hô bắt buộc phải niềng răng để cải thiện vẻ hài hòa của khuôn mặt. Tuy nhiên, niềng răng hô có đau không còn tùy thuộc vào mức độ của việc niềng răng.
Việc nhổ các răng trong quá trình chỉnh nha là việc làm cần thiết để kéo các vùng răng cửa vào với nhau. Cảm giác đau sẽ xuất hiện sau khi thuốc tê tan hết và trong khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày sau khi nhổ răng. Đến thời điểm niềng răng thì bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng chun chuỗi để kéo hàm, lúc đó thì cảm giác đau nhức sẽ rõ hơn khi chiếc răng từ từ dịch chuyển vị trí. Cảm giác sẽ hơi buốt và đau khi chạm vào các đồ ăn.
Mặc cù có một số ưu điểm nhất định nhưng niềng răng thẩm mỹ vẫn chưa phải là giải pháp chỉnh răng hô hiệu quả nhất. Bởi niềng răng thẩm mỹ chỉ có thể áp dụng được cho những trường hợp bị hô do răng, ngược lại, trường hợp hô do hàm thì niềng răng không phải là sự lựa chọn tốt nhất.
Niềng răng hô được tiến hành như thế nào?
Bất kỳ một dịch vụ thẩm mỹ nào cũng cần trải qua một quá trình thực hiện đạt chuẩn để bảo đảm an toàn và mang hiệu quả cao đến với khách hàng. Với niềng răng, quá trình này bao gồm các bước sau:
Bước 1: Các phương pháp nha khoa khác có thể không cần đến chụp phim, nhưng với niềng răng đây là việc bắt buộc. Chỉ khi có phim chụp đầy đủ, bác sĩ nha khoa mới nắm được tình trạng toàn bộ răng, xương hàm, cung hàm,… Từ đó mới có thể nhận định được tình trạng của bệnh nhân mà đưa ra phác đồ điều trị tương ứng.
Bước 2: Đây là thao tác sửa soạn cho việc đeo mắc cài. Các răng cần được làm sạch, vì sau đeo mắc cài việc vệ sinh răng miệng khó khăn, vì thế cần hạn chế tối đa những chất bẩn tồn đọng lại trong miệng, tránh cho việc sau khi niềng răng xong lại mắc các vấn đề về răng miệng khác.
Bước 3: Các mẫu răng này chính là cơ sở để chế tạo mắc cài tương ứng, giúp đảm bảo chính xác cho các đeo mắc cài lên răng thật.
Bước 4: Bác sĩ sẽ trực tiếp gắn mắc cài cho bệnh nhân, đeo dây cung và chỉ định các thun liên hàm phù hợp.