Quãng thời gian niềng răng mất bao lâu ở mỗi người là không giống nhau và còn tùy thuộc nhiều vào độ tuổi bắt đầu, tình trạng răng miệng trước khi tiến hành niềng, cách chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng.

Mang thai có thể niềng răng được không?

Niềng răng là hình thức khắc phục hàm răng khấp khểnh và lệch lạc một cách chuyên sâu dựa trên bộ khí cụ niềng đặc biệt, nhằm thay đổi cấu trúc răng và diện mạo gương mặt.


Thực tế cho thấy, niềng răng và mang thai không liên quan tới nhau. Bản chất, niềng răng là sử dụng những dụng cụ niềng như mắc cài, dây cung được gắn chính xác lên răng theo những tính toán và phân tích thực tế từ chuyên gia để co kéo răng đúng cách và đưa răng về vị trí mong muốn. 

Khác với các hình thức làm răng khác, niềng răng không yêu cầu sử dụng thuốc bôi tê hay thuốc uống hàng ngày nên an toàn cho thai nhi. Ngoài ra, niềng răng không xảy ra quá trình xâm lấn răng thật, không tác động đến nướu lợi, xương hàm hay dây thần kinh nên không ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Niềng răng an toàn cho người mang thai

Cũng giống như các đối tượng khác, niềng răng cho bà bầu cũng cần tuân thủ đầy đủ các công đoạn sau đây:

Bước 1: Thăm khám răng và kiểm tra đầy đủ các vấn đề về răng miệng, chụp X quang bằng thiết bị CBCT OP 300 để xác định chính xác độ lệch lạc của răng.

Bước 2: Bác sĩ phân tích, trao đổi cụ thể với bệnh nhân và đưa ra phương pháp niềng răng hợp lý nhất.

Bước 3: Vệ sinh răng miệng, gắn khí cụ niềng lên răng theo những điểm đã đánh dấu.


Bước 4: Kiểm tra mắc cài, hẹn lịch thăm khám tiếp theo.

Bước 5: Tháo bộ mắc cài và đeo hàm duy trì để ổn định răng lâu dài.

Bước 6: Kết thúc quá trình niềng răng khi các răng về đúng cung hàm và đều đẹp.

Thông thường, quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1 – 2 năm, nhưng có thể phải đeo niềng răng hơn khi phụ nữ mang thai.
 
Top