Răng khôn mọc là một nỗi sợ hãi kinh khủng với những ai đã từng trải, còn với những bạn chưa mọc thì lại lo lắng, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu và triệu chứng khi mọc răng khôn. Các bạn có thể căn cứ vào đây để lên kế hoạch chuẩn bị tâm lý cũng như tìm hướng điều trị sớm để ngăn chặn, xử lý với những chiếc răng khôn này.

Dấu hiệu mọc răng khôn

Mọc răng khôn là hiện tượng phổ biến xảy ra hầu hết ở giai đoạn 18-25 tuổi. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ may mắn có hai mầm răng khôn hoặc thậm chí không có mầm răng khôn nào đến hết cuộc đời. Một nhận định chung thường thấy là khi mọc răng khôn chúng ta thường rất đau đớn, đau hơn nhiều so với chứng đau răng thông thường, bao gồm cả răng sâu. Lý do là vì răng khôn thường mọc muộn, khi cung hàm và nướu đã phát triển hoàn thiện nên tất yếu sẽ xảy ra sự chèn ép, căng tức và tổn thương tổ chức răng.

Vậy dấu hiệu mọc răng khôn là gì? Đau nhức góc hàm là dấu hiệu mọc răng khôn đặc trưng nhất sẽ phát triển theo cấp độ tăng dần, kéo dài từ 3-5 ngày, thậm chí 7-10 ngày tùy cơ địa mỗi người. Để trồi lên nướu một cách hoàn chỉnh, răng khôn sẽ nhú lên theo nhiều đợt đồng nghĩa với việc cơn đau sẽ còn lặp đi lặp theo chu kì tháng hoặc năm. Dấu hiệu mọc răng khôn thứ hai cũng rất dễ nhận biết là nướu sưng đỏ, căng tức, gây tê cứng góc hàm và tất nhiên cử động miệng sẽ kém linh hoạt hơn hẳn. Một số trường hợp biến chứng nhanh còn làm chảy máu nướu, chảy mủ hoặc hôi miệng.

Nên làm gì khi mọc răng khôn?

Nên làm gì khi mọc răng khôn?

Khi mọc răng khôn, trước hết bạn nên giữ tâm lý ổn định và duy trì chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đều đặn; tránh vội vàng uống thuốc giảm đau nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng đau răng khôn nhất là răng khôn mọc lệch.

>>Bài viết được quan tâm: niềng răng bao nhiêu tiền?

Chế độ ăn uống

Hạn chế thức ăn cứng, dai, miếng lớn cần lực nhai nhiều.
Uống sữa, nước ép hoa quả để bổ sung năng lượng.
Nên ăn cháo, súp thịt băm kèm rau thái nhỏ dễ nuốt.
Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh tránh kích ứng.
Không ăn kẹo, bánh, đồ ngọt và chứa nhiều phẩm màu.
Không ăn thịt gà, tôm, hải sản tránh ngứa, sưng hoặc vỡ mủ.

Mẹo giảm đau

Súc miệng hoặc ngậm nước muối ấm 15 phút và khạc nhổ nhẹ nhàng (ngày 3-4 lần).
Không xỉa răng và sử dụng tay chưa vệ sinh, vật sắc nhọn tác động ổ sưng răng.
Đắp dưa leo, hành tây, tỏi dập lên răng sưng để giảm đau nhanh chóng.
Chườm đá bọc túi vải bên ngoài vùng má sưng để gây tê và giảm đau.
Uống thuốc theo đơn của bác sĩ và nghỉ ngơi, tránh để cơ thể mệt mỏi.

Điều trị nha khoa

Biết được các dấu hiệu mọc răng khôn sẽ giúp bạn nhận định được mức độ nguy hiểm của cơn đau nhức răng bất thường, từ đó nhanh chóng tìm cách điều trị. Tốt hơn hết bạn nên thăm khám với nha sĩ uy tín và tìm cách giải quyết. Nhổ răng là phương án tối ưu mà các bác sĩ thường chỉ định trong trường hợp răng khôn mọc lệch và có khả năng gây biến chứng cao.

(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Khi có triệu chứng mọc răng khôn bạn cần phải giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa hoặc kết hợp ngậm nước muối để hạn chế viêm nhiễm co thể xảy ra. Để những cơn đau răng khôn không trở thành nỗi ám ảnh thì khi phát hiện những triệu chứng và dấu hiệu khi mọc răng khôn cần đến ngay bác sĩ để khám và nhổ bỏ sớm nhất có thể.

Bài viết được trích nguồn từ: http://benhvienranghammatsg.com.vn
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
 
Top