Thuốc trị viêm nướu răng có thể trở thành “cứu cánh” cho hàm răng bị viêm nướu của bạn nhưng cũng có thể là con dao hai lưỡi khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Những thông tin cụ thể sau sẽ làm sáng tỏ vấn đề này và hướng dẫn bạn cách sử dụng đúng nhất. 

Bài viết liên quan: tẩy trắng răng sâu

 Tư vấn viêm nướu răng uống thuốc gì
Viêm nướu gây chảy máu chân răng
Viêm nướu răng uống thuốc gì?

Viêm nướu răng là tình trạng nướu bị sưng đỏ và dễ chảy máu do các mảng bám thức ăn và vi khuân gây ra. Nếu bị viêm nướu nhẹ có thể chữa trị bằng một số cách đơn giản như chú ý vệ sinh răng miệng, bổ sung vitamin C hay súc miệng bằng nước muối. Nhưng khi bệnh phát triển nặng và không thể chữa trị với những cách trên thì nên đến ngay trung tâm y tế để được thăm khám.

Ngoài ra việc uống thuốc khi bị viêm nướu răng còn phục thuộc vào tình trạng và lời chỉ định của bác sĩ. Có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây.

Nhóm thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh hỗ trợ điều trị viêm nhiễm hiệu quả, có tác dụng diệt trừ những vi khuẩn gây bệnh và giúp lành thương nhanh. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh, nó có thể tác động làm rối loạn hệ tiêu hóa hoặc xuất hiện một số biểu hiện như chóng mặt, buồn ngủ.

Hơn nữa, thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định mà thôi. Nếu uống quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nhóm dung dịch để súc miệng

Đây là dạng thuốc nước dùng để làm sạch khoang miệng và tiêu diệt vi khuẩn. Trong thành phần của thuốc thường chứa những loại chất diệt khuẩn như Chlorin dioxide, Hexetidin, Chlorhexidin.

Nhóm thuốc kháng viêm

Nhóm thuốc kháng viêm như acid mefenamic, ibuprofen, diclophenac, axit meloxicam, có tác dụng giúp đau và sưng hiệu quả.

Nhóm thuốc corticosteroid

Nhóm thuốc này hỗ trợ điều trị kháng viêm và các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.

Nhóm giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin)

Nhóm thuốc này chỉ sử dụng điều trị trong một khoảng thời gian nhất định chứ không có khả năng điều trị trong thời gian dài.

Uống thuốc viêm nướu chân răng cần lưu ý những gì?

Chỉ sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng tại nhà tránh gây những hậu quả xấu như dị ứng, sốc thuốc…

Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid không sử dụng cho người có từng bị bệnh viêm loét dạ dày hay các bệnh liên quan.

Không dùng Meloxicam cho những người có dấu hiệu hen hay dị ứng với acid acetylsalysilic.

Thuốc metronidazol không sử dụng với những người có tiền sử quá mẫn cảm với metronidazol hay các dẫn chất nitro-imidazol khác.

Những người bị bệnh hen suyễn, nổi mề đay và viêm mũi chống chỉ định với thuốc aspirin vì có nguy cơ gây nên cơn hen. Bên cạnh đó những bệnh như giảm tiểu cầu, loét dạ dày, suy gan, suy thận…cũng không được dùng aspirin.

Những loại thuốc mà bạn có thể uống tại nhà như paracetamol, tetracylin, ibuprofen, acid mefenamic.

Nếu tình trạng bệnh nặng và sốt cao thì việc làm đúng đắn nhất là đến các trung tâm y tế ngay gần nhà để các bác sĩ tiến hành thăm khám. Đừng bao giờ uống thuốc nếu bạn chưa chắc chắn hiểu rõ công dụng của chúng.

Một số người vì không uống được thuốc tây đã tìm đến những cách chữa trị khác bằng mẹo như chè, tỏi, gừng hay lô hội có thể làm giảm bớt tình trạng sưng đau và viêm nhiễm tạm thời.

Qua bài viết này, mong rằng bạn có thể có thêm nhiều kiến thức về cách phòng chống và điều trị bệnh viêm nướu răng uống thuốc gì cho bản thân và cả gia đình.

Bài viết được trích nguồn tại: https://catcanhmuihanquoc.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top