Mọc răng là một sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển đối với bé và cha mẹ. Bởi nó đánh dấu sự chuyển giai đoạn của bé, nhưng cũng báo trước những rắc rối có thể xảy ra với bé và bố mẹ. Khi mọc răng sữa, trẻ nhỏ thường trở nên cáu kỉnh quá thái. Bạn phải chờ đón sự bất thường này vào lứa tuổi nào? tẩy trắng răng sâu có được không? Có tất cả 20 chiếc răng sữa, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chúng sẽ xuất hiện ở những thời điểm rất khác nhau ở các trẻ khác nhau.

Trẻ moc răng sữa
Răng sữa mọc như thế nào?

Khi răng sữa của trẻ mọc lên là sự phát triển của xương và răng bình thường, cơ thể trẻ không bị thiếu canxi. Răng sữa bắt đầu mọc từ những mầm răng nhỏ trong xương, nhú dần lên và to ra khi tách nướu để trồi lên. Chân răng sữa sẽ nằm trong xương hàm và có nhiệm vụ nâng đỡ cho toàn thân răng. Với mỗi trẻ sẽ có cách mọc răng sữa khác nhau. Một số trẻ sẽ mọc răng sữa muộn hơn các trẻ khác nhưng lại hoàn thành xong số răng sớm hơn. 

Răng sữa cần một khoảng thời gian nhất định để nhú lên, tùy theo từng trẻ mà thời gian ngắn dài khác nhau, thông thường thì sẽ từ 2-3 tuần và lâu hơn là trên 4 tuần vẫn chưa nhú hết. Cha mẹ không nên lo lắng về vấn đề này, chỉ cần chú ý quan sát thật kỹ quá trình mọc răng sữa của trẻ là được.

Răng sữa mọc khi nào?

Thường từ 6 tháng tuổi trở lên chiếc răng cửa đầu tiên sẽ mọc đó là răng cửa hàm dưới và 2 răng mọc cùng lúc với nhau. Tuy nhiên, có một số trường hợp răng sữa mọc sau khi trẻ được 8 tháng và 2 răng mọc trước mọc sau không thành đôi. Sau 1 tuổi, răng trẻ bắt đầu mọc nhanh hơn và nhiều hơn, quá trình mọc răng sữa sẽ kéo dài đến khi trẻ được 3 tuổi. Lúc này 20 chiếc răng sữa đã mọc và có thể sẽ bắt đầu thay răng vĩnh viễn trong những năm tiếp theo, cha mẹ nên lưu ý khoảng thời gian này để ngừa sâu răng và các bệnh lý răng miệng cho trẻ.

Ở độ tuổi mọc răng sữa, trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng đúng cách và cách vệ sinh như thế nào nên tình trạng sâu răng rất dễ xảy ra. Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen chải răng sau khi ăn xong và hạn chế các đồ ăn như bánh kẹo ngọt, nước uống có gas để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ.

Dấu hiệu khi trẻ mọc răng sữa là gì?

Ngoài tìm hiểu răng sữa mọc khi nào, cha mẹ nên chú ý đến dấu hiệu mọc răng sữa của trẻ để phòng ngừa. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là trẻ thường xuyên chảy nước dãi và tiếp theo là nướu của trẻ sưng đỏ bất thường. Vì nướu bị sưng nên dẫn đến đau nhức và khó chịu nên trẻ sẽ quấy khóc, biếng ăn, đi phân lỏng và thậm chí là phát sốt liên tục. 

Vì lợi bị kích thích nên bé sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngấy dẫn đến thích gặm cắn bất cứ thứ gì. Cha mẹ nên chú ý điều này để tránh trường hợp bé nuốt phải các vật gây hại.

Nên làm gì khi trẻ mọc răng sữa?

Nếu phát hiện ra các dấu hiệu ở trên mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ theo cách sau:

- Giữu vệ sinh răng miệng cho trẻ: Sau khi cho trẻ ăn nên cho trẻ uống một ít nước ấm tráng miệng, vì trẻ chưa thể dùng bàn chải đáng răng nên mẹ hãy dùng một miếng băng gạc hoặc khăn vải mềm để chà lưỡi và răng cho bé. Nên chà nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu bé.

- Trong giai đoạn này trẻ sẽ có hiện tượng biếng ăn, vì thế không nên ép trẻ ăn nhiều quá và nên chia nhỏ bữa ăn với các loại thức ăn mềm như cháo, bột để kích thích răng mọc nhanh hơn.

- Dành nhiều thời gian ôm ấp, trò chuyện với trẻ hơn.

- Khi trẻ sốt trên 38,5 độ có thể cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

- Nếu trẻ đi phân loãng sệt trong 3-4 lần/ ngày thì bổ sung nhiều nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước. Nếu đi liên tục 5-7 lần/ngày thì nhanh chóng đưa trẻ đến bện viện để bác sĩ theo dõi.

- Lợi bé bị ngứa nên rất thích mút ngón tay, các vật cứng, mẹ hãy cho trẻ chơi các loại đồ chơi mềm, ăn những đồ ăn mát như táo, lê để trong ngăn mát tủ lạnh.

- Cách tốt nhất để theo dõi tình hình mọc răng sữa của trẻ là nến đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ có lịch theo dõi diễn biến mọc răng từ đó có những điều chỉnh và khắc phục kịp thời.

Hi vọng những chia sẻ trên về răng sữa mọc khi nào đã mang đến kiến thức bổ ích cho cha mẹ. Nên chú ý quan sát những thay đổi của cơ thể trẻ để có biện pháp phòng tránh.

Bài viết được trích nguồn tại: https://suckhoe304.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT


 
Top