So với người lớn thì hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ em ít gặp hơn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể coi thường. Việc điều trị trẻ em bị chảy máu chân răng không đơn giản là làm sạch cao răng mà còn cần phối hợp với các phương pháp khác nhằm bảo tổn răng thật tối đa cho bé.
Chảy máu răng ở trẻ nhỏ do đâu?
Chảy máu răng ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân tại sao bé lại chảy máu chân răng và cách điều trị phù hợp nhất. Trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển các bộ phận trên cơ thể bao gồm xương hàm và ổ răng, do đó một tác động dù nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng và gây tổn thương cho bé. Nhiều bậc cha mẹ tự ý cho con sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc chủ quan để tình trạng kéo dài khiến bệnh của bé càng thêm nặng, chưa kể đến sức khỏe bé đủ tốt để chống chọi với các phản ứng phụ từ thuốc gây ra. Phương pháp niềng răng bao nhiêu tiền?
Nguyên nhân gây ra chứng trẻ em bị chảy máu chân răng chủ yếu là do viêm nướu mà cụ thể là do vi khuẩn trên răng gây nên khi vệ sinh răng miệng chưa tốt. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu. Ngoài ra, khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay, với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng thì chảy máu chân răng nguy cơ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này là rất cao.
Sự thiếu hụt vitamin C cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Vitamin C là thành phần quan trọng có tác dụng trong sự trưởng thành của các sợi collagen bởi quá trình hydroxy hóa lysin và prolin. Khi vitamin C không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, thành mạch yếu dễ dẫn đến xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu.
Chảy máu răng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Chảy máu răng khiến các bé phải chịu đau nhức, khó chịu, gây cảm giác chán ăn và mệt mỏi; do đó bé bị chảy máu răng thường quấy khóc và giảm sút sức khỏe. Đây chỉ là một trong những tác hại đầu tiên của chứng chảy máu răng ở trẻ nhỏ.
Răng của các em bé là răng sữa nên rất nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng răng sữa bẩm sinh rất khỏe mạnh, có thể tự lành trong 1-2 tuần sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu biết được chảy máu răng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không, có thể tất cả sẽ có suy nghĩ khác đi. Chảy máu chân răng trẻ nhỏ vừa là nguyên nhân nhưng cũng đồng thời là dấu hiệu cảnh báo răng của bé đã có “vấn đề”; trong đó viêm nướu và hình thành túi mủ là kết quả thường thấy nhất. Nếu cha mẹ không kịp thời chữa trị cho bé, rất có thể răng sẽ mất tủy, lung lay và rụng hẳn.
Làm gì khi chảy máu răng ở trẻ nhỏ?
Trước hết, hãy quan sát diễn biến sức khỏe của bé và duy trì chăm sóc răng miệng, kết hợp rà lưỡi (mặt lưỡi là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất), ngăn không cho tình trạng biến chứng nguy hiểm hơn. Sau đó, bố mẹ hãy nhanh chóng sắp xếp đưa bé đến bác sĩ nha khoa để xác định nguyên nhân chảy máu răng và tiến hành chữa trị sớm.
Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ để chữa chảy máu chân răng, tăng cường hệ miễn nhiễm chống nhiễm trùng. Một phần nguyên do khiến cho sức đề kháng của răng kém cũng có thể từ việc thiếu hụt vitamin C, làm cho tủy và nướu răng dễ bị tổn thương. Việc bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn.
Trên đây là một số biện pháp điều trị chảy máu chân răng ở trẻ em, điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần có những thông tin chính xác về bệnh lý này và đưa trẻ đi thăm khám nha sỹ định kỳ.
Bài viết được trích nguồn từ: http://gianiengrang.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt