Cách cầm máu sau khi lấy cao răng không phải ai cũng biết. Đây thực sự là một kỹ năng bạn cần có để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình. Vậy bạn có biết trồng răng khểnh bao nhiêu tiền?

Vì sao sau khi lấy cao răng bị chảy máu? 

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng sau khi lấy cao răng là do dưới nướu của chúng ta bị viêm. Các vi khuẩn khi bám ở quanh nướu sẽ phá vỡ lớp mô bọc bên ngoài và xâm nhập vào bên trong. Chính điều này khiến nướu bị viêm, sưng và thỉnh thoảng chảy máu. 

Khi lấy cao răng, những vi khuẩn này sẽ bị lực rung từ máy lấy cao răng đẩy ra ngoài khỏi nướu. Các mô bị tổn thương và máu theo đó cũng chảy ra ngoài. Đây là điều hoàn toàn bình thường khi lấy cao răng. Vì thế, chúng ta không nên quá lo lắng nhiều. 

Cách cầm máu sau khi lấy cao răng ai cũng cần biết-1
Vì sao chảy máu sau khi lấy cao răng*

Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ khi thực hiện không cẩn thận làm tổn thương nhiều đến mô nướu nên khách hàng bị đau và chảu máu nhiều. Do đó, bạn nên chọn những bác sĩ có tay nghề giỏi để lấy cao răng cho mình. 

Một số cách cầm máu sau khi lấy cao răng bạn nên biết 

Sau khi lấy cao răng, bạn sẽ súc miệng để làm sạch các chất còn đọng lại trong miệng. Nếu tình trạng chảy máu chân răng sau khi lấy cao răng kéo dài trong vài ngày thì bạn nên chú ý đến việc đánh răng. Bạn nên kiểm tra lại bàn chải đánh răng của mình và dùng loại có lông mềm chải răng thật nhẹ nhàng theo chiều nghiêng 45 độ so với thân răng. 

Hoặc sử dụng một số phương pháp tự nhiên dưới đây để cầm máu hiệu quả: 

Dùng nước muối cầm máu 

Nước muối sẽ sát khuẩn, làm giảm viêm nướu nên vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, không thể gây chảy máu ở chân răng - đây là một trong các cách cầm máu sau khi lấy cao răng rất tốt. Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp làm sạch toàn bộ khoang miệng nên hiệu quả khá tốt. 

Đối với trường hợp cầm máu chân răng do viêm nướu thì bạn nên pha nước muối loãng với nước ấm để súc miệng từ 3 – 4 lần mỗi ngày. Tỉ lệ muối và nước là 1:100. 

Cầm máu bằng túi trà viêm 

Trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, nó còn phòng ngừa được các bệnh sâu răng, hôi miệng. Chính vì thế mà không ít nhãn hàng sử dụng trà xanh làm nguyên liệu trong kem đánh răng. 

Cách cầm máu sau khi lấy cao răng ai cũng cần biết-2
Túi trà lọc có thể giúp cầm máu hiệu quả*

Bạn có thể dùng 1 túi trà ngâm trong nước lạnh rồi lấy ra. Sau đó, bạn đặt túi trà vào chỗ răng bị đau trong vài phút rồi lấy ra, súc miệng lại thật sạch. Các chất trong trà xanh sẽ diệt các vi khuẩn gây viêm, làm sạch quanh nướu. 

Dùng dầu đinh hương cầm máu 

Tinh dầu đinh hương được chiết xuất từ hoa. Đây là loại tinh dầu có mùi thơm, giúp thư giãn nhờ mùi thơm dễ chịu, diệt khuẩn tốt. Đinh hương được xem là vị thuốc chuyên chữa các bệnh về cảm lạnh, viêm xoang, thấp khớp. 

Cách cầm máu chân răng bằng tinh dầu này rất đơn giản. Bạn chỉ cần bôi 1 ít dầu xung quanh chân răng và để nguyên như thế trong 2 – 3 phút. Lưu ý là hạn chế tiết nước bọt, không được nuốt vào bụng. Sau đó, bạn nhổ nước bọt ra rồi súc miệng lại với nước. 

Ngoài ra, việc quan tâm chăm sóc răng miệng của chính bản thân các bạn cũng sẽ góp phần tránh được việc chảy máu khi lấy cao răng, nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/1 lần để tránh cao răng tích tụ quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Qua bài viết này, mong rằng bạn đã phần nào hiểu được các cách cầm máu sau khi lấy cao răng rồi đúng không. Nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tái khám thường xuyên để kiểm tra tình hình răng miệng nhé.
 
Top