Mọc răng khôn là hiện tượng bình thường, trong độ tuổi trưởng thành từ 17 đến 25 thì răng khôn sẽ bắt đầu mọc. Tuy nhiên, quá trình mọc răng sẽ làm cho chúng ta đau nhức khó chịu và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Mọc răng khôn là gì? Bị mọc răng khôn uống thuốc gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết sau đây.

Bị mọc răng khôn nên làm gì?

Răng khôn mọc khi mà xương hàm và lợi đã cứng và không còn phát triển, nên răng rất khó có thể mọc được một cách bình thường. Tùy thuộc vào vị trí và hướng lên mà bị mọc răng khôn phải làm sao sẽ có những cách xử lý khác nhau. Bên cạnh đó, bọc răng sứ cercon có tốt không cũng được nhiều người tìm kiếm. 

+ Trường hợp răng khôn bị lợi trùm rất phổ biến, làm cho răng không thể mọc lên được gây giắt thức ăn. Khi đó chúng ta nên đến nha khoa để được các nha sĩ tiến hành cắt lợi trùm để lộ hoàn toàn phần răng ra tránh sự đau nhức trong quá trình mọc.


+ Có thể gây sưng và cứng cơ hàm, gây khó khăn trong việc cử động và ăn nhai. Có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau tại nhà như: Dùng nước trà xanh để súc miệng, ngậm nước muối hoặc uống thuốc giảm đau theo sự chỉ định của nha sĩ.

+ Trong trường hợp răng khôn bị đau nhức kéo dài gây sưng, viêm nhiễm những vùng xung quanh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cần xem xét trong việc nhổ bỏ răng khôn để chấm dứt tình trạng đau nhức.

Những ảnh hưởng khi mọc răng khôn

Khi răng khôn hàm dưới mọc ngầm, có thể sẽ có nang thân răng bao quanh và gây viêm nhiễm. Răng khôn mọc lệch sẽ dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến viêm nhiễm, hôi miệng và đôi khi cứng hàm. Răng khôn hàm trên nếu thiếu chỗ thường mọc chếch ra phía má và phía sau. Trong lúc ăn nhai, bệnh nhân dễ cắn phải má.

Nói chung, răng khôn hàm dưới thường gây biến chứng nhiều hơn và nặng hơn hàm trên. Biến chứng thường gặp khi răng khôn hàm dưới mọc lệch là viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Bệnh viêm lợi tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được hỗ trợ điều trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.


Ngoài ra, mọc răng khôn cũng là nguyên nhân huỷ hoại xương và răng xung quanh. Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng.
 
Top