Tôi muốn hỏi về việc bọc răng sứ. Tôi có thói quen hút thuốc, có bệnh trong người nên cũng uống kháng sinh thường xuyên, có lẽ vì thế nên răng bị ố đen. Tính bọc răng sứ thay thế nhưng băn khoăn không rõ bọc răng sứ có phải lấy tủy không. Mong nha khoa trả lời giúp.

Bọc răng sứ có ích gì cho bạn?

Không chỉ lo ngại vấn đề độ bền chắc của các loại răng sứ phục hình, vấn đề bọc răng sứ mất bao lâu cũng là một trong những nỗi niềm cần được sáng tỏ của người làm răng.


Việc muốn chỉnh đốn lại hàm răng khiếm khuyết làm nụ cười kém duyên là điều rất nhiều người muốn thực hiện, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng, kinh doanh cần phải giao tiếp nhiều. Tuy nhiên để sắp xếp được thời gian tới lui thực hiện đủ trọn quy trình nhằm đạt hiểu quả cao là một điều khó khăn.

Bọc răng sứ hiện đang là phương pháp phục hình thẩm mỹ răng bị hư tổn hiệu quả và được ưu chuộng nhất. Bằng việc sử dụng một lớp mão sứ có hình dáng và màu sắc giống như răng thật để chụp lên cùi răng thật, giúp che đi các răng bị hư tổn. Từ việc “make up” lại hàm răng này, người làm răng còn có thể hồi phục luôn cả chức năng ăn nhai tốt hơn, cũng như sở hữu lại nụ cười tự nhiên, duyên dáng hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền răng sứ

Cấu trúc của răng sứ gồm hai phần là trụ răng (chính là răng thật đã được mài lớp men răng) và mão răng sứ được gắn cố định trên trụ răng. Như vậy rõ ràng độ bền và thời gian tồn tại của răng bọc sứ phụ thuộc vào hai yếu tố chính là trụ răng và chất lượng mão răng sứ.

- Chất lượng trụ răng: Kỹ thuật mài cùi của bác sĩ quyết định chính đến độ bền của trụ răng. Thân răng được mài theo tiêu chuẩn nhất định, không được mài quá nhiều cũng không quá ít. Nếu mài quá ít, sẽ làm cho răng sứ không đẹp và dễ lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, gây cộm, thậm chí vỡ răng sứ. Nếu mài răng quá nhiều, gây kích ứng tủy, có thể làm chết tủy. Trường hợp đã điều trị tủy, nếu mài răng quá nhiều sẽ làm cho trụ dễ bị gãy trong quá trình sử dụng.

Do đó, đối với những răng đã chữa tủy thì độ bền của răng cũng sẽ giảm theo thời gian. Bởi, tủy răng là nguồn sống của răng, răng bị chết tủy sẽ bị vôi hóa và dễ gãy hơn theo thời gian. Đối với trường hợp răng còn chắc khỏe thì độ bền răng sứ tương đương như răng thật.

- Chất liệu mão răng sứ: Xét trên chất liệu có thể chia mão răng sứ làm hai nhóm chính răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Nếu chăm sóc, răng sứ kim loại có thể tồn tại 10 năm, răng toàn sứ có thể tồn tại lên đến 20 năm. Ngoài ra, răng toàn sứ còn được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, màu sắc tự nhiên như răng thật. 
 
Top