Chảy máu chân răng có gây hôi miệng không là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong thời gian gần đây. Mặc dù đây là bệnh lý đơn giản nhưng nếu không sớm được điều trị có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

Chảy máu chân răng có gây hôi miệng không?

Chảy máu chân răng có thể xảy ra khi sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm để loại bỏ thức ăn thừa bên trong kẽ răng. Tuy nhiên nếu triệu chứng này đi kèm với tình trạng hôi miệng, bạn cần xem xét các nguy cơ có thể xảy ra.

Bởi trong một số trường hợp để kéo dài, chảy máu chân răng gây hôi miệng có thể diễn tiến theo chiều hướng tiêu cực, khiến chân răng suy yếu và rụng.

Một số nguyên nhân gây hôi miệng khi chảy máu chân răng:

Viêm lợi

Viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu là một trong những bệnh lý phổ biến ở răng miệng. Bệnh hình thành khi nướu răng xuất hiện các mảng bám, có dấu hiệu sưng đỏ và chảy máu.

Viêm lợi thường là hệ quả do vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn tích tụ trong nướu, gây viêm và chảy máu. Ngoài ra, vi khuẩn gây hại có thể phân hủy các mảng thừa bám ở kẽ răng, gây ra mùi hôi khó chịu.

Để nhận biết bệnh lý này, bạn nên quan sát vào vị trí chân răng bị chảy máu sẽ nhận thấy vùng niêm mạc này bị sưng đỏ, đau rát hoặc nướu chuyển sang màu nâu sẫm. Ngoài ra khi mắc bệnh viêm lợi, bạn còn gặp phải tình trạng đau khi nhai, chân răng lỏng lẻo, lợi teo rút,…

Tiểu đường

Hôi miệng và chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ở bệnh nhân mắc bệnh lý này, cơ thể sẽ giảm sản xuất insulin – thành phần đảm nhiệm vai trò chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng.

Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường thường có hệ miễn dịch suy yếu và dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra, nồng độ đường trong máu cao còn gây ra tình trạng khó đông máu khiến chân răng dễ bị tổn thương và chảy máu kéo dài.

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chảy máu chân răng kèm hôi miệng. Răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương nướu và làm phát sinh mùi hôi. Nếu không cải thiện thói quen này, bạn có thể mắc phải bệnh viêm lợi hay thậm chí là viêm nha chu.

Sâu răng

Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập, gây ra quá trình hủy khoáng và làm mất mô cứng của răng. Sâu răng đặc trưng bởi sự xuất hiện của các lỗ nhỏ có màu nâu đen trong bề mặt răng.

Sâu răng chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân cộng hưởng như vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên ăn đồ ngọt, ít uống nước,… Chủng vi khuẩn gây sâu răng thường gặp nhất là Streptococcus mutans.

Triệu chứng nhận biết bệnh là sự xuất hiện các lỗ nhỏ trên răng, gây đau nhức, chảy máu chân răng, hôi miệng, đau răng khi nhai,…

Viêm nha chu

Viêm nha chu là một dạng nhiễm trùng lợi nặng nề và gây phá hủy các mô xung quanh răng. Bệnh lý này có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên trong trường hợp để nhiễm trùng kéo dài, chân răng có thể bị hư hại dẫn đến tình trạng mất răng.

Viêm nha chu biểu hiện thông qua triệu chứng đau khi nhai, răng lung lay, sưng nướu, nướu chuyển từ màu hồng sang màu đỏ thẫm, dễ chảy máu răng, hôi miệng, có mủ ứ giữa răng và nướu.

Cách điều trị chảy máu chân răng gây hôi miệng

Nếu bạn đã biết được chảy máu chân răng có gây hôi miệng không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem để điều trị bệnh lý này cần sử dụng những phương pháp gì nhé.

Chữa chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà

Thông qua việc sử dụng một số dược liệu tự nhiên có sẵn trong nhà, bạn có thể lấy lại sự tự tin, đẩy lùi hơi thở có mùi bằng một số cách như:

- Súc miệng bằng nước muối loãng: Hòa nước muối ấm hoặc dùng các sản phẩm natri clorid được điều chế sẵn ở cửa hàng dược phẩm để súc miệng ngày 2 – 3 lần.

- Uống trà gừng và mật ong: Mật ong và gừng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế các loại bỏ vi khuẩn gây hại, giảm sưng đau và dịu vết thương. Bạn có thể kết hợp hai nguyên liệu này và dùng hằng ngày.

- Trà đinh hương: Sử dụng đinh hương khô và hãm lấy nước uống sẽ giúp giảm sưng đau phần nướu, loại bỏ mùi hôi. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng chảy máu chân răng, bạn có thể chấm một ít tinh dầu đinh hương lên phần lợi viêm.

Chữa hôi miệng bằng y học hiện đại

Nếu tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng xảy ra do một số bệnh lý răng miệng, bạn nên chủ động tới điều trị tại các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây, nha sĩ sẽ chỉ định phác đồ dựa theo thực trạng tổn thương răng, nướu của bạn.

- Thuốc kháng sinh: Trường hợp nhiễm trùng mô nướu và chân răng sẽ được chỉ định dùng gel hoặc nước súc miệng chứa kháng sinh hoặc dạng viên uống. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

- Lấy cao răng: Những mảng bám lâu ngày trên răng có thể là ổ chứa vi khuẩn gây bệnh cho khoang miệng. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ chúng bằng khí cụ nha khoa. Bạn nên đi lấy cao răng khoảng 6 tháng/ lần.

- Ghép mô mềm: Đối với các trường hợp viêm nhiễm nha chu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành ghép mô ở vòm họng vào vùng nướu bị tổn thương nhằm mục đích tái tạo mô và ổn định chân răng.

- Tái sinh men răng: Nhờ vào việc sử dụng các gel chứa protein trong men răng, phần chân răng bị tổn thương sẽ được kích thích răng lại khỏe mạnh trở.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề chảy máu chân răng có gây hôi miệng không mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc và bảo vệ tốt răng miệng của mình.
 
Top