Chỉnh răng hô móm bằng phẫu thuật là phương pháp phổ biến hiện nay, khắc phục được tình trạng hàm hô móm hiệu quả. Bởi vì phải can thiệp đến xương hàm nên nhiều người còn có tâm lý e ngại, lo lắng về những biến chứng trong và sau khi thực hiện. Cùng tìm hiểu cụ thể phương pháp này qua bài viết sau đây. 

Chỉnh răng hô móm bằng phẫu thuật có tốt hơn niềng răng?-1
Trường hợp hô hàm trên*

Chỉnh răng hô móm bằng phẫu thuật là gì?

Là phương pháp điều chỉnh sự bất thường của xương hàm bằng cách phẫu thuật để chỉnh, gọt hàm nhằm cải thiện sự cân đối cho hai hàm, giúp khớp cắn về đúng chuẩn, hỗ trợ ăn nhai tốt. Nên thực hiện chỉnh hàm hô móm khi xương hàm đã ngừng phát triển, thường là khoảng 14-26 tuổi đối với nữ và 17-21 tuổi đối với nam.

Thông thường, chỉnh răng hô móm bằng phẫu thuật áp dụng khi bạn gặp vấn đề về hàm mà không thể niềng răng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có thể kết hợp niềng răng và phẫu thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh nha trước và trong quá trình này vẫn có thể phẫu thuật hàm, khi vết thương phục hồi và kết thúc điều trị. 

Chỉnh răng hô móm bằng phẫu thuật có tốt hơn niềng răng?-2
Phẫu thuật cắt xương hàm hô móm*

Phẫu thuật hàm hô móm khi nào?

Có rất nhiều trường hợp không thể xác định nên niềng răng hay phẫu thuật hàm, bởi vì nhiều nguyên nhân khiến răng bị hô, móm như do răng, do xương hàm hoặc do cả răng và xương hàm. Nếu hô móm ở mức độ nhẹ, xuất phát từ răng thì có thể niềng răng. Ngược lại, nếu hô, móm do xương hàm thì nên:

- Hô, móm nặng: Phương pháp niềng răng bằng mắc cài thông thường không thể khắc phục hoàn toàn các trường hợp hô, móm hàm trên do xương hoặc hô quá nặng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ hai răng số 4 và cắt rời xương tiền đình hàm trên. Sau đó, đẩy lùi hàm trên về sau cân xứng với hàm dưới.

- Hô, móm hải hàm: Bác sĩ sẽ nhổ răng số 4 hàm trên và hàm dưới, sau đó cắt rời xương tiền đình hàm trên, khung xương hàm dưới đẩy lùi về sau theo tỉ lệ cân xứng.

- Hô, móm hàm trên và răng hàm dưới mọc lộc xộn: Chỉnh răng hô móm bằng phẫu thuật cho hàm trên và niềng răng với hàm dưới. 

- Hô, móm kèm răng mọc lộn xộn: Tiến hành niềng răng trước, trong khoảng thời gian 1 - 2 năm thì có thể thực hiện phẫu thuật hàm bình thường. 

- Vừa hô, móm vừa hở lợi: Cách tốt nhất để điều trị cho trường hợp này đó là cắt Lefort I, đẩy hàm về sau, đồng thời kết hợp đánh lún giúp đưa răng về vị trí mong muốn.

- Rối loạn khớp thái dương hàm: Đây là tình trạng mất cân xứng giữa xương hàm và xương hàm mặt. Nếu muốn khắc phục, đòi hỏi kĩ thuật cao và có sự trao đổi tỉ mỉ giữa các bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tạo hình. 

Ưu nhược điểm chỉnh răng hô móm bằng phẫu thuật 

Ưu điểm

- Ăn nhai thuận lợi hơn, việc cắn xé thức ăn dễ dàng giúp tạo cảm giác ăn ngon miệng.

- Sau khi phẫu thuật hàm, bạn sẽ thấy việc nói chuyện, nuốt nước bọt, thức ăn được cải thiện rõ rệt. Vì vậy, có thể tự tin giao tiếp mà không còn e ngại những ánh mắt kì thị, soi mói từ người đối diện.

- Giảm thiểu sự mài mòn quá mức của răng.

- Chỉnh răng hô móm bằng phẫu thuật sẽ chỉnh lại khớp cắn theo đúng tỉ lệ đối xứng giữa răng, sống mũi, trán và cằm, đồng thời hàm trên khít với vào hàm dưới, chỉ trùm lên trên khoảng 0,2 mm.

- Đóng được khuôn miệng hoàn toàn, do đó cũng không gặp phải tình trạng khô miệng, khô môi mỗi khi ngủ dậy.

- Giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm và các dị tật bẩm sinh khác.

Chỉnh răng hô móm bằng phẫu thuật có tốt hơn niềng răng?-3
Phẫu thuật hàm hô móm giúp ăn nhai tốt hơn*

Nhược điểm

Việc tác động đến xương hàm ít nhiều sẽ có rủi ro, nếu thực hiện ở những địa chỉ kém chất lượng có thể dẫn đến:

- Mất máu quá nhiều, nhiễm trùng do dụng cụ không được khử trùng.

- Chấn thương thần kinh.

- Gãy xương hàm, tái phát hàm hô móm về vị trí ban đầu.

- Gây đau khớp hàm.

Để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn, bạn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định chỉnh răng hô móm bằng phẫu thuật ở nha khoa nào. Hãy tham khảo thêm thông tin từ người thân, mạng xã hội,...để lựa có lựa chọn an toàn nhất.

 
Top